Trong những năm gần đây, nông sản nước ta đã phải cạnh tranh gay gắt với nông sản nhập ngoại ngay tại sân nhà làm cho nông dân nhiều phen điêu đứng (ví dụ như bắp, mía…). Mặt khác, nguồn lao động trong nông nghiệp ngày càn khan hiến do có sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và các ngành dịch vụ. Các yếu tố trên làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn, nhu cầu cơ giới hóa nhằm giảm lao động; giảm chi phí sản xuất; tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản ngày càng cấp thiết.

 

  

Trong những năm gần đây, nông sản nước ta đã phải cạnh tranh gay gắt với nông sản nhập ngoại ngay tại sân nhà làm cho nông dân nhiều phen điêu đứng (ví dụ như bắp, mía…). Mặt khác, nguồn lao động trong nông nghiệp ngày càn khan hiến do có sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và các ngành dịch vụ. Các yếu tố trên làm cho sản xuất nông nghiệp ngày càng khó khăn, nhu cầu cơ giới hóa nhằm giảm lao động; giảm chi phí sản xuất; tăng năng suất và tăng chất lượng nông sản ngày càng cấp thiết.

Nhận thấy nhu cầu trên là tất yếu, trong năm 2014 và đầu năm 2015, Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp - Trường đại học Nông Lâm Tp.HCM đã kết hợp với công ty cổ phần nông nghiệp Lý Tưởng, công ty cung cấp thiết bị Trimble (của Mỹ) tổ chức giới thiệu kỹ thuật điều khiển máy kéo và máy nông nghiệp tự động bằng vệ tinh (Auto Steering) tại vùng mía nguyên liệu của nhà máy đường An Khê (tỉnh Gia Lai) thuộc Công ty đường Quảng Ngãi

Tham dự buổi trình diễn có cán bộ trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đại diện của công ty Lý Tưởng, công ty Trimble và cán bộ quản lý; công nhân lái máy của công ty mía đường Quảng Ngãi. Tại buổi trình diễn, thiết bị lái tự động được lắp trên liên hợp máy trồng mía với máy kéo Johndeer như hình bên dưới:

Sơ đồ của hệ thống điều khiển:

  Hình sơ đồ hoạt động của hệ thống điều khiển

Hệ thống gồm: các cảm biến tín hiệu vệ tinh (GPS Sensor) được lắp trên máy kéo và máy nông nghiệp để vệ tinh (Satellite) định vị, màn hình cảm ứng (Display) để cài đặt và hiển thị các thông số làm việc của máy (ví dụ khi đi trồng mía, người điều khiển sẽ cài đặt khoảng cách hàng trồng; độ sâu trồng…), các động cơ điện; van thủy lực (Steering moto; Electro-Hydraulic valve) can thiệp vào hệ thống điều khiển của máy kéo và máy nông nghiệp, và hộp điều khiển sẽ so sánh các thông số cài đặt với tín hiệu vệ tinh để điều khiển động cơ điện hay van thủy lực tương ứng.Tham dự buổi trình diễn có cán bộ trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đại diện của công ty Lý Tưởng, công ty Trimble và cán bộ quản lý; công nhân lái máy của công ty mía đường Quảng Ngãi. Tại buổi trình diễn, thiết bị lái tự động được lắp trên liên hợp máy trồng mía với máy kéo Johndeer như hình bên

Màn hình cài đặt và hiển thị các thông số làm việc

 Nguyên lý làm việc: Khi máy kéo và máy nông nghiệp làm việc trên cánh đồng (ví dụ như khi trồng mía, người điều khiển sẽ cài đặt trước khoảng cách hàng trồng là 160 cm và độ sâu trồng 15 cm với độ chính xác là 2 cm), vệ tinh sẽ xác định vị trí của máy kéo và máy trồng mía thông qua các cảm biến tín hiệu vệ tinh. Vị trí này sẽ được gửi trở lại hộp điều khiển để so sánh với thông số đã cài đặt trước. Nếu có khác biệt, hộp điều khiển sẽ tác động vào các động cơ điện hoặc van thủy lực để lái máy kéo hoặc nâng hạ hệ thống thủy lực treo máy trồng để đảm bảo khoảng cách hàng luôn là (158 – 162 cm) và độ sâu trồng là (13 – 17 cm). Mặt khác, các thông số này sẽ được lưu lại để sử dụng cho các công việc khác (như khi chăm sóc hoặc thu hoạch mía, người điều khiển chỉ cần nhập tên đã đặt cho thửa ruộng này, máy sẽ tự động chăm sóc hoặc thu hoạch với khoảng cách hàng là 160 cm).

Ưu điểm của kỹ thuật này là:

-         Luôn đảm bảo chính xác vì không phụ thuộc vào trình độ người lái: đảm bảo cây trồng phát triển đồng đều, chất lượng nông sản cũng đồng đều hơn.

-         Nâng cao năng suất và hiệu suất sử dụng của máy kéo và máy nông nghiệp: có thể làm việc với vận tốc cao nhất, làm việc ban đêm (ví dụ có thể sử dụng máy chăm sóc mía cả vào ban đêm mà không làm hỏng mía). Điều này giúp đảm bảo tính thời vụ và giảm chi phí sản xuất.

-         Giảm thất thoát khi thu hoạch đối với một số cây trồng, góp phần nâng cao sản lượng

Ví dụ máy đào đậu phộng:

Yêu cầu: lưỡi đào phải đi không chệch với hàng trồng để không đào sót củ dưới đất (nguyên nhân gây hao hụt sau thu hoạch lớn nhất, thường đến 20% sản lượng. Thí nghiệm ở North Carolina (Mỹ) so sánh giữa lái bình thường &lái tự động (chính xác ±2,5 cm): năng suất thu hoạch là 4,62 tấn/ha và 5,12 tấn/ha, à lái tự động giúp giảm đào sót khoảng 0,5 tấn/ha = tăng năng suất »11% (Roberson &Jordan, 2014).

-         Thu thập đầy đủ thông tin về thử ruộng: diện tích, độ dốc, độ ẩm đất, năng suất cây trồng…

-         Ngoài ra, nếu cài đặt thêm phần mềm quản lý máy kéo và máy nông nghiệp, người quản lý sẽ biết được các máy đang ở đâu, làm gì, tình trạng kỹ thuật của máy (đã làm được bao nhiêu giờ máy, tới thời điểm thay dầu bôi trơn chưa…). Điều này giúp người quản lý dễ dàng sắp xếp công việc và chăm sóc kỹ thuật cho các máy.

Như vậy, kỹ thuật này góp phần giảm được chi phí sản xuất, giảm phụ thuộc vào lao động; nâng cao năng suất và chất lượng nông sản.

 

Download file PDF

 
 
Liên hệ:        TRUNG TÂM NĂNG LƯỢNG VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP-
                                       Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM
                      Đ/c:  Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM
                     ĐT/Fax:   (+84) 28 3722.0725 .   Email:  ttnl@hcmuaf.edu.vn
                     Website:  http://caem.hcmuaf.edu.vn
                     

Số lần xem trang: 2131
Điều chỉnh lần cuối: 09-09-2018

Trang liên kết

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : năm hai bảy hai hai

Xem trả lời của bạn !