Từ năm 2013, Dự án CORIGAP (Closing Rice Yield Gaps in Asia) với mục tiêu rút ngắn khoảng cách năng suất lúa gạo ở Châu Á đã được triển khai thực hiện ở 6 nước Châu Á, bao gồm: Trung Quốc, Indonesia, Myanmar, Sri Lanka, Thái Lan, và Việt Nam. Dự án do Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) điều phối. Một trong những hoạt động của dự án năm 2014, Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp (TTNL), Trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM đã thực hiện nội dung về tiếp tục giới thiệu và triển khai ứng dụng kỹ thuật san phẳng đồng ruộng điều khiển bằng tia laser.

Cùng với sự phối hợp của Công ty CP Nông nghiệp Lý Tưởng, TTNL đã tổ chức thực hiện buổi trình diễn và hướng dẫn kỹ thuật cho những cán bộ kỹ thuật của Thái Lan vào tháng 11 năm 2014. Mục tiêu của buổi tập huấn nhằm giới thiệu và hướng đến chuyển giao kỹ thuật ứng dụng công nghệ này cho canh tác lúa ở Thái Lan, một tiềm năng rất lớn để mở rộng phạm vi ứng dụng kỹ thuật này. Kết quả mang lại sau đợt trình diễn, các cán bộ kỹ thuật của Thái Lan được thực tập điều khiển với hệ thống này và đã san với diện tích khoảng 2.000 m2 tại khu thực nghiệm của Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM (Hình 1).

Hình 1. Cán bộ kỹ thuật của Thái Lan thực tập lái máy khi san tại ĐH Nông Lâm Tp.HCM Hình 2. Thảo luận tại hội thảo về kỹ thuật san laser tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Trong khuôn khổ dự án Cơ giới hóa Nông nghiệp, để đáp ứng yêu cầu từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, TTNL đã tổ chức thêm một đợt trình diễn về công nghệ san phẳng này tại huyện Đất Đỏ nhằm giới thiệu đến những nông dân tại địa phương về những lợi ích mang lại khi ứng dụng. Mặc dù kỹ thuật này đã được giới thiệu ở Việt Nam khoảng 10 năm nhưng chỉ qua buổi trình diễn các thành phần tham dự khoảng 30 nông dân đã có điều kiện quan sát thực tế hoạt động của hệ thống này. Những nông dân này đã thực sự quan tâm đến kỹ thuật san phẳng này từ kinh phí đầu tư đến những lợi ích mang lại (Hình 2).

 Để phát huy tính hiệu quả sử dụng thì một công nghệ hay thiết bị máy móc cần được đầu tư bởi một nông dân làm dịch vụ về lĩnh vực này. Trong năm 2014, dự án đã hỗ trợ khoảng 10% tổng kinh phí đầu tư cho một nông dân làm dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An. Trong sự hợp tác với nông dân đầu tư thiết bị thì TTNL đã chuyển giao kỹ thuật và kết hợp tổ chức trình diễn với quy mô cấp huyện nhằm giới thiệu trực tiếp kỹ thuật này đến những người nông dân tại địa phương (Hình 3 & 4). Đợt trình diễn này được quan tâm rất nhiều từ những người nông dân với số người tham dự trên 70 người. Họ đã có điều kiện quan sát thực tế và cũng đã trao đổi rất nhiệt tình về những vấn đề liên quan đến ứng dụng kỹ thuật này.

Hình 3. Nông dân quan sát thiết bị san laser làm việc thực tế tại Long An Hình 4. Thành phần tham dự tham quan thiết bị tại hội thảo và trình diễn

 Download file PDF:

 

Liên hệ:        Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp
                      Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM
                      Đ/c: Khu phố 6, Linh Trung, Thủ Đức, TP.HCM
                     ĐT: (+84)28 3722.0725 
                     Website: http://caem.hcmuaf.edu.vn
                     Email: ttnl@hcmuaf.edu.vn

Số lần xem trang: 2138
Điều chỉnh lần cuối: 09-09-2018

Trang liên kết

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : sáu một bốn hai ba

Xem trả lời của bạn !