1. Tên, địa chỉ đơn vị:

Tên đơn vị: TRUNG TÂM NĂNG LƯỢNG VÀ MÁY NÔNG NGHIỆP,

                    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM.

Tên tiếng Anh: Center for Agricultural Energy and Machinery, Nong Lam University

Địa chỉ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, Tp.HCM

Điện thoại: (+84) 8 37220725      Fax: (+84) 8 37220725

Website: http://caem.hcmuaf.edu.vn

Email: ttnl@hcmuaf.edu.vn

2. Đặc điểm, chức năng và tổ chức nhân sự của Trung tâm:

  •       Trung tâm Năng lượng và Máy Nông nghiệp (TTNL&MNN) thành lập năm 2001 với nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai phục vụ sản xuất trong 3 lĩnh vực: a) Năng lượng trong Nông nghiệp, chủ yếu là năng lượng tái tạo; b) Máy nông nghiệp ngoài đồng và trong chuồng trại; c) Máy chế biến nông sản và thực phẩm. Ngoài ra còn nghiên cứu các máy móc thiết bị liên quan đến các lĩnh vực mới như công nghệ sinh học, môi trường, tự động hoá... Bên cạnh đó trung tâm còn hỗ trợ Khoa Cơ khí - Công nghệ và các đơn vị khác trong và ngoài trường giảng dạy một số môn học về lý thuyết và thực tập, kiến tập.
  •       Nhân sự Trung tâm có 13 người, gồm 1 tiến sĩ, 4 thạc sĩ, 6 kỹ sư và 2 kỹ thuật viên. Hiện tại có 1 thạc sĩ và 1 kỹ sư theo học tiến sĩ và thạc sĩ tại Philippines, 2 kỹ sư theo học chương trình thạc sĩ trong nước tại Đại học Nông Lâm. Ngoài ra còn có 4 cộng tác viên thường xuyên và các công nhân thời vụ.

3. Kinh nghiệm và thành tựu nghiên cứu, giảng dạy trong 5 năm gần nhất:

a)      Nghiên cứu khoa học

  • Thực hiện đề tài cấp Tỉnh “Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm máy sấy thủy sản (cá, tôm) làm thực phẩm ở Cà Mau”, do Sở Khoa học Công nghệ Cà Mau quản lý. Báo cáo nghiệm thu kết thúc tháng 3/2006.
  • Thực hiện đề tài cấp Tỉnh “Nghiên cứu ứng dụng cơ giới hóa sản xuất mía tại tỉnh Đồng Nai”, do Sở Khoa học Công nghệ Đồng Nai quản lý. Báo cáo nghiệm thu kết thúc tháng 8/2006.
  • Thực hiện nhánh đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu Sấy và bảo quản đậu phộng và mè tại Tây Ninh”, do Viện Nghiên cứu Cây có Dầu Tp.HCM quản lý. Báo cáo nghiệm thu kết thúc 2007.
  • Thực hiện chương trình CARD từ năm 2006- 2009 “Nghiên cứu sự nứt gãy của gạo”, do chính phủ Úc tài trợ, trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM quản lý.
  • Thực hiện đề tài cấp Bộ Nghiên cứu sử dụng phụ phẩm củi vụn để sản xuất năng lượng cơ điện phục vụ cơ giới hóa và công nghiệp hóa ở các vùng sâu vùng xa, do Bộ Giáo dục – Đào tạo quản lý. Báo cáo nghiệm thu kết thúc tháng 7/2007.
  • Thực hiện đề tài “Nghiên cứu các dạng động cơ gió  để phát điện và bơm nước,  qui mô 1– 10 kW”  tài trợ kinh phí từ Công ty Cổ phần Thương mại Sản xuất Thiết bị Điện Miền Nam, báo cáo kết thúc tháng 6/2008.
  • Thực hiện đề tài cấp Tỉnh “Nghiên cứu công nghệ và thiết kế chế tạo hệ thống chế biến cacao qui mô nhỏ phục vụ chương trình sản xuất cacao bền vững”, do Sở Khoa học Công nghệ Tiền Giang quản lý. Đề tài thực hiện với sự phối hợp của Trung tâm Công nghệ Sinh học trường Đại học Nông Lâm, được báo cáo nghiệm thu kết thúc tháng 10/2010. Hệ thống máy từ kết quả nghiên của đề tài đã được địa phương triển khai sản xuất và sản phẩm làm ra được được thương mại hóa.
  • Hợp tác với Công ty TNHH Cơ khí Công Nông nghiệp Bùi Văn Ngọ nghiên cứu hoá ga từ trấu chạy động cơ phát điện Diesel. Đây là đề tài nghiên cứu kết hợp với đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của 1 kỹ sư thuộc Trung tâm. Dự kiến sự hợp tác 2 bên sẽ được tiếp tục và triển khai với qui mô lớn hơn để có thể ứng dụng vào sản xuất thực tế.

b)      Hợp tác quốc tế

  • Thực hiện Chương trình “Phát triển hệ thống sau thu hoạch ở Việt Nam” hợp tác với Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI, thực hiện từ năm 2006- 2008 gồm các lĩnh vực  (Nghiên cứa phát triển hệ thống máy sấy tĩnh vỉ ngang, hệ thống bảo quản kín, San phẳng đồng ruộng bằng tia laser, thiết bị đo độ ẩm hạt nông sản).
  • Theo thỏa thuận hợp tác, tháng 4/2009 TT đã cử 2 cán bộ sang Philippines chuyển giao công nghệ sấy và thiết bị sấy đảo chiều cho Viện Nghiên cứu lúa Quốc gia Philippines (Philrice). Đổi lại Philrice đã hỗ trợ 2 cán bộ TT học để lấy bằng tiến sĩ và thạc sĩ. Thời gian thực hiện hợp tác này là 3 năm, toàn bộ kinh phí chuyển giao và học tập do Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) tài trợ.
  • Tham gia thực hiện Dự án "ADB-RETA No 6489: Về cải cách Kinh tế Nông nghiệp Bền vững trong Sản xuất Lúa ở Châu Á bằng cách giảm thất thoát trước và sau thu hoạch". Dự này do IRRI chủ trì với sự tài trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á. Tại Việt Nam, Dự án do Đại học Nông Lâm làm điều phối viên, Trung tâm chịu trách nhiệm các tỉnh từ Bình Định đến TP. Hồ Chí Minh, bắt đầu cuối năm 2009.
  • Tham dự Hội thảo Lúa gạo quốc tế tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Hà Nội, tháng 12/2010.

c)      Giảng dạy, huấn luyện

  • Ngoài nghiên cứu, cán bộ Trung tâm còn thường xuyên tham gia phụ trách giảng dạy một số môn học cho các ngành thuộc Khoa Cơ khí – Công nghệ và các Khoa Công nghệ thực phẩm, Lâm nghiệp, Bộ môn Cảnh quan và kỹ thuật hoa viên như Nhiệt kỹ thuật, Truyền nhiệt và thiết bị trao đổi nhiệt, Năng lượng trong nông nghiệp, Thiết bị sấy, Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu, Máy làm đất, Máy chế biến lúa gạo, Máy nâng chuyển, Máy và công cụ làm vườn…
  • Do thuận lợi về cơ sở vật chất và kiến thức thực tế, Trung tâm còn đảm trách phần thực hành thực tập cho sinh viên các Khoa trong và ngoài trường như Ngành Công nghệ nhiệt lạnh Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật.
  • Trung tâm còn là nơi để cho các Nghiên Cứu sinh, Học viên Cao học và Sinh viên thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học.
  • Tổ chức khóa huấn luyện về sấy nông sản cho học viên 10 nước ASEAN tại Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, năm 2005.
  • Tổ chức các lớp huấn luyện về sau thu họach cho bà con và các cán bộ khuyến nông các tỉnh.
  • Tập huấn “Kỹ thuật Sử dụng và Bảo dưỡng máy Gặt đập liên hợp” cho cán bộ kỹ thuật sở Nông nghiệp tỉnh PreyVeng thuộc Campuchia, tháng 2/2007.
  • Tập huấn “Kỹ thuật Sử dụng, Bảo dưỡng máy kéo – các máy cơ giới hóa cây bắp ” cho cán bộ kỹ thuật của công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (SPC) tại tỉnh Champasak thuộc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tháng 11/2007.
  • Tập huấn “Kỹ thuật Sử dụng, Bảo dưỡng Máy kéo – Máy Cơ giới hóa Nông nghiệp và Máy sấy Nông sản” cho Trung tâm Nghiên cứu và Nhân giống Thasano tỉnh Savannakhet thuộc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tháng 10-11/2008.
  • Tập huấn “Kỹ thuật Sử dụng, Bảo dưỡng máy thu hoạch bắp ” cho cán bộ kỹ thuật của công ty cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (SPC) tại tỉnh Champasak thuộc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tháng 7/2008.
  • Tham gia Tập huấn “Sau thu hoạch lúa gạo”  tại Viện nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) thuộc Philippines.
  • Tham gia tập huấn về “năng lượng tái tạo” tại trường Đại học Chiang Mai thuộc Thái Lan, tháng 5/2010.
  • Tham gia tập huấn về “Tổng quan Năng lượng điện gió và Đo gió” tại Tp.HCM do cơ quan Hợp tác phát triển Kỹ thuật Đức GTZ – Dự án Năng lượng gió phối hợp với Vụ Năng lượng Bộ Công thương tổ chức, tháng 12/2010.

d)      Chuyển giao Công nghệ,  phục vụ sản xuất:

  • Hàng năm Trung tâm đã thực hiện khoảng 10- 15 hợp đồng chuyển giao công nghệ và thiết bị sấy nông sản như: lúa, bắp, cà phê, đậu phộng, khoai mì lát, hoa hồi, nấm mèo, cacao, cá… năng suất từ 1 đến 15 tấn/mẻ cho các tổ chức, công ty và hộ nông dân, thuộc các tỉnh Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Tiền Giang, Sóc Trăng, Cà Mau… Các máy móc chuyển giao đều hoạt động tốt và hầu hết là mô hình để các địa phương nhân rộng phát triển.
  • Chuyển giao Kỹ thuật san phẳng đồng ruộng cho Trung tâm Nghiên cứu và Nhân giống Thasano tỉnh Savannakhet thuộc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tháng 3/2008.
  • Thực hiện khảo sát, tư vấn và chuyển giao công nghệ thiết bị hệ thống sấy lúa 100 tấn/ngày cho công ty KILOMBERO PLANTATIONS LTD thuộc công hòa TANZANIA châu Phi, tháng 5/2009.
  • Thực hiện hợp đồng chuyển giao máy sấy lúa 4 tấn/mẻ cho dự án Nam Lào máy được lắp đặt ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tháng 7/2009.
  • Thực hiện Xây dựng Đề án Thiết kế  dây chuyền  công nghệ Sau thu hoạch bắp giống và bắp thương phẩmcho công ty Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật Sài Gòn (SPC) và lắp đặt hệ thống chế biến bắp giống 6- 7 tấn hạt/ngày tại tỉnh Champasak thuộc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, tháng 9/2009.
  • Hàng năm đã chuyển giao khoảng 10 máy thái cỏ voi cho các hộ nông dân, công ty của các vùng trong nước.
  • Thực hiện các hợp đồng cơ giới hóa khâu trồng bắp cho nông dân ở tỉnh Bình Dương.
  • Thực hiện các hợp đồng chuyển giao thu hoạch lúa bằng máy gặt đật liên hợp Mini.
  • Thực hiện, hỗ trợ thiết bị và chuyển giao Công nghệ san phẳng đồng ruộng ứng dụng kỹ thuật Laser cho các tỉnh Bạc Liêu, An Giang, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa…
  • Từ năm 2006 đến nay Trung tâm tham gia hội đồng giám khảo của hội thi bình tuyển máy gặt đập liên hợp do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức.
  • Tham gia đoàn công tác khảo sát khả năng ứng dụng cơ giới hóa cho lĩnh vực sản xuất lúa gạo tại cộng hòa Mozambiquc thuộc Châu Phi, năm 2009.
  • Tư vấn cơ giới hóa canh tác cây lúa tại tỉnh Pursat thuộc Campuchia, dự án do công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khỏe Đẹp của Việt Nam, tháng 2/ 2011.

4. Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có để thực hiện công việc nghiên cứu và giảng dạy:

  • Phòng làm việc cho các cán bộ Trung tâm.
  • Xưởng gia công chế tạo các mẫu máy mới nghiên cứu.
  • Xưởng nghiên cứu, thực hành, thực tập kỹ thuật, thiết bị sấy và Năng lượng tái tạo.
  • Xưởng nghiên cứu, thực hành, thực tập Máy Nông nghiệp và Máy chế biến Nông sản Thực phẩm.
  • Hợp tác với xưởng chế tạo thực hành, thực tập của Khoa Cơ khí Công nghệ, Trường ĐH. Nông Lâm Tp.HCM.
  • Hợp tác với xưởng và phòng thí nghiệm Bộ môn Cơ điện tử, Điều khiển tự động, Khoa Cơ khí Công nghệ, Trường ĐH. Nông Lâm Tp.HCM.
  • Ngoài ra cùng hợp tác với các xưởng chế tạo của các công ty trong khu vực Tp.HCM và Đồng Nai, để thực hiện việc sản xuất và chế tạo các mẫu máy đã hoàn chỉnh với số lượng lớn như: Công ty VIKYNO – VINAPPRO, Công ty Cơ Tân Tiến Tp.HCM, Cơ sở Cơ khí Duy Quý…

5. Khả năng huy động các cán bộ và cộng tác viên cùng tham gia nghiên cứu:

Trung tâm Năng lượng gồm nhiều cán bộ và cộng tác viên có kinh nghiệm nghiên cứu về Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến, Năng lượng Tái tạo và Tự động hóa các hệ thống phục vụ nông nghiệp. Cụ thể danh sách thành viên như sau:

c)         Cán bộ cơ hữu của Trung tâm

 TT

Họ và tên

Chức vụ

Chuyên ngành

1

NGND.TS. Phan Hiếu Hiền

Nguyên Giám Đốc/ Giảng viên

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến – Kỹ thuật Năng lượng

2

ThS. Nguyễn Văn Xuân

Nguyên Giám Đốc/ Giảng viên chính

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến

3

ThS. Trần Văn Khanh

Nguyên Phó Giám Đốc/Giảng viên chính

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến

4

ThS. Trần Văn Tuấn

Giảng viên/ Nghiên cứu viên

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến

5

ThS. Nguyễn Thanh Nghị

Nghiên cứu viên

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến

6

KS. Lê Quang Vinh

Nghiên cứu viên

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến

7

KS. Trần Thị Thanh Thủy

Nghiên cứu viên

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến

8

KS. Phạm Duy Lam

Nghiên cứu viên

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến

9

KS. Nguyễn Đức Cảnh

Nghiên cứu viên

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến

10

KS. Phùng Anh Vĩnh Trường

Nghiên cứu viên

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến

11

KS. Trần Công Tâm

Nghiên cứu viên

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến

12

Huỳnh Minh Phương

Công nhân kỹ thuật

Chế tạo máy, điện

13

Bùi Công Hanh

Công nhân kỹ thuật

Chế tạo máy, điện

 

 

c)         Cộng tác viên thường xuyên của Trung tâm

TT

Họ và tên

Chức vụ

Chuyên ngành

Đơn vị công tác

1

TS. Nguyễn Văn Hùng

Phó CN Khoa/ Trưởng bộ môn

Cơ khí Chế biến – Cơ điện tử

Khoa Cơ khí – Công nghệ, ĐHNL Tp.HCM

2

ThS. Nguyễn Hùng Tâm

Giảng viên chính/ Chủ tịch công đoàn đơn vị

Cơ khí Nông nghiệp & Chế biến

Khoa Cơ khí – Công nghệ, ĐHNL Tp.HCM

3

ThS. Lê Văn Bạn

Trưởng bộ môn/Giảng viên chính

Cơ khí Chế biến – Tự động hóa

Khoa Cơ khí – Công nghệ, ĐHNL Tp.HCM

4

CN. Lê Đình Quang

Kế toán / Thủ quỹ

Kinh tế Nông nghiệp – Kế toán

Khoa Cơ khí – Công nghệ, ĐHNL Tp.HCM

6. Thành tích đạt được của trung tâm trong 5 năm qua

  •       Bằng khen của Hiệu trưởng trường Đại học Nông Lâm hàng năm.
  •       Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2005.
  •       Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ năm 2007.
  •       Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTEC năm 2005 về “Nghiên cứu và triển khai máy sấy để nâng cao trình độ cơ khí hóa 
  • và hiệu quả hoạt động sấy  giai đoạn từ năm 2000  ở Đồng bằng Sông Cửu Long và Miền Đông Nam bộ”.
  •       Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam VIFOTEC năm 2006 về “Thiết kế chế tạo máy trồng mía”.
  •       Một cán bộ của Trung tâm đạt GIẢI THƯỞNG CỰU NGHIÊN CỨU SINH XUẤT SẮC CỦA IRRI NĂM 2010.
  •       Đã công bố nhiều công trình nghiên cứa trên các báo khoa học, tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước.

 

Số lần xem trang: 2113
Điều chỉnh lần cuối: 17-03-2016

Trang liên kết

 

 

 

 

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : tám chín năm tám tám

Xem trả lời của bạn !